“Chúng tôi rất vui mừng khi có cơ hội hợp tác với AIH. Chỉ trong 5 năm qua, AIH đã hoàn thành các cột mốc quan trọng, bao gồm xây dựng danh tiếng cho các dịch vụ của mình và đạt được chứng nhận JCI. Đó là nền tảng vững chắc để chúng tôi tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được. Ngoài ra, việc hợp tác với AIH cũng giúp RMG định vị và hỗ trợ tham vọng trở thành nhà cung cấp dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe chất lượng cao được người dân trong khu vực lựa chọn”, TS. Loo Choon Yong - Chủ tịch Điều hành RMG chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh - Tổng Giám đốc AIH chia sẻ: “Thông qua hợp tác chiến lược này, AIH sẽ có thêm một đối tác quốc tế dày dặn kinh nghiệm giúp chúng tôi đảm bảo chất lượng về chuyên môn y khoa cũng như có nhiều lợi thế cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại Việt Nam.”
Được thành lập trên cơ sở thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, AIH là bệnh viện đa khoa quốc tế kết hợp tiêu chuẩn JCI và các tiêu chuẩn Mỹ trong thiết kế và xây dựng, khám và điều trị, quản lý và vận hành, mang đến cho khách hàng một dịch vụ chăm sóc sức khoẻ toàn diện theo tiêu chuẩn Mỹ ngay tại Việt Nam.
Tọa lạc tại khu đô thị An Phú, TP. Thủ Đức, TP.HCM, AIH sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại gồm 1 tầng hầm, 10 tầng cao, công suất hoạt động 120 giường nội trú, 5 phòng mổ và các phòng chức năng, cùng đội ngũ bác sĩ nước ngoài và bác sĩ Việt Nam đầy kinh nghiệm từng được đào tạo và làm việc tại nhiều nước trên thế giới. AIH cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao với nhiều chuyên khoa, trong đó có các chuyên khoa mũi nhọn gồm: Sản Phụ khoa, Khoa Nhi, Khoa Ngoại tổng quát, Khoa Niệu và Khoa Tiêu hóa - Gan mật.
AIH đạt chứng nhận JCI về chất lượng dịch y tế toàn cầu vào tháng 11/2022 và là bệnh viện được Johns Hopkins Medicine International lựa chọn hợp tác trong nhiều năm qua.
Xem thêm thông tin tại: https://aih.com.vn
Quốc Tuấn
" alt=""/>Bệnh viện Quốc tế Mỹ hợp tác chiến lược với tập đoàn y tế hàng đầu SingaporeCa phẫu thuật được tiến hành trong 2 giờ. Trong mổ, bác sĩ phát hiện khối u chiếm gần hết nhu mô phổi, gây dính nhiều vào lá thành màng phổi. Kết quả sinh thiết tức thì trong lúc mổ cho chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vảy không biệt hóa.
Kíp mổ đã tiến hành cắt toàn bộ phổi trái nạo vét hạch. Sau mổ ngày thứ 5 bệnh nhân tự ngồi dậy, tự thở không cần oxy hỗ trợ...
Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, khoa Ngoại tổng hợp, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân, cho biết mổ cắt cả phổi điều trị ung thư là một phẫu thuật lớn, nặng nề cả về mặt ngoại khoa và gây mê hồi sức. Đây cũng là ca cắt toàn bộ phổi trái đầu tiên được tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 26.200 ca mắc mới ung thư phổi và gần 24.000 ca tử vong vì căn bệnh này. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, thuốc lá là nguyên nhân chính, chiếm trên 90% gây ra bệnh ung thư phổi và trên 30% gây ra các loại ung thư khác.
Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao trên thế giới, theo thống kê, hiện có 22,5% người trưởng thành ở nước ta sử dụng thuốc lá, tương ứng với 15,6 triệu người, đại đa số là nam giới.
Để phòng chống ung thư phổi và các loại bệnh ung thư, bệnh không lây nhiễm khác, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn khuyến cáo người dân cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá, vì hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 15-30 lần so với các loại ung thư khác.
Bên cạnh đó, phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ và mỗi người phải có thói quen khám sức khoẻ định kỳ.
"Với những người có tiền sử hút thuốc lá, chúng tôi khuyến cáo sau 40 tuổi và sau 50 tuổi nên đi tầm soát ung thư phổi nói riêng, các bệnh ung thư khác nói chung", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết.
Về mục tiêu cụ thể, đối với phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Bình xác định đến năm 2025, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính nộp trực tuyến đạt trên 50%; tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với việc giải quyết thủ tục hành chính;
Cùng với đó, 70% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được xây dựng; 100% cơ sở dữ liệu thuộc danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được kết nối, chia sẻ toàn tỉnh; 40% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý... Quảng Bình thuộc nhóm 30 tỉnh dẫn đầu về chính quyền điện tử, chính quyền số vào năm 2025.
Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các mục tiêu cụ thể của tỉnh Quảng Bình đến năm 2025 gồm có: Kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, mũi nhọn như tài chính, ngân hàng, viễn thông, công nghiệp năng lượng, thương mại, du lịch, dịch vụ... đạt trên 25%; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 6,5%. Đến năm 2025, Quảng Bình thuộc nhóm trung bình khá về chỉ số cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của cả nước.
Đối với phát triển hạ tầng số, thu hẹp khoảng cách số, theo Nghị quyết, các mục tiêu hướng đến của tỉnh Quảng Bình giai đoạn đến năm 2025 là: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 75% hộ gia đình; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G đạt 100%, mạng di động 5G đạt 40% đến cấp xã;
60% cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm trạm y tế xã, phường, thị trấn triển khai nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa; 60% cơ sở giáo dục triển khai nền tảng hỗ trợ dạy, học từ xa và có thể chia sẻ tài nguyên dạy và học.
Cùng với đó, đến năm 2025 tối thiểu 1 đô thị trực thuộc tỉnh Quảng Bình cơ bản đạt nền tảng về đô thị thông minh. Tỉnh thuộc nhóm khá về bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Bình nêu rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cũng như một số lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Theo đó, ưu tiên chuyển đổi số trong các cơ quan, trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa - du lịch, nông nghiệp – nông thôn, giao thông vận tải và logistics, tài nguyên và môi trường, năng lượng, tài chính ngân hàng.
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp tuyên truyền, triển khai có hiệu quả Nghị quyết về chuyển đổi số của tỉnh. Đồng thời, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn.
Việc tham mưu cho Tỉnh ủy/ Thành ủy xây dựng Nghị quyết về chuyển đổi số đã được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của các Sở TT&TT. Theo thống kê của Bộ TT&TT, đã có 48 Tỉnh/Thành ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề hoặc là lồng ghép nội dung về chuyển đổi số trong các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy.
Chia sẻ thêm về lý do cần có Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy về chuyển đổi số, đại diện Bộ TT&TT nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu thế mới, xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam - tạo ra sự thay đổi, chấp nhận cái mới và cho cái mới không gian phát triển. Do vậy, cần có sự thống nhất về mặt chủ trương từ Trung ương đến địa phương.
“Cần coi Nghị quyết của Tỉnh/ Thành ủy là cơ sở, là nền móng quan trọng để triển khai chuyển đổi số tại địa bàn tỉnh, thành phố một cách an toàn, tránh các rủi ro đáng tiếc về mặt pháp lý có thể xảy ra cho lực lượng công nghệ”, đại diện Bộ TT&TT nêu quan điểm.
Vân Anh
Theo Bộ TT&TT, các tỉnh/thành ủy cần có nghị quyết riêng về chuyển đổi số để chỉ đạo ở tầm chiến lược chuyển đổi số tại địa phương và UBND tỉnh, thành phố có chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số để triển khai nghị quyết.
" alt=""/>Tỉnh ủy Quảng Bình ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số